CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUNG DẠY KỸ NĂNG TƯ DUY (Phần I)

1. Tại sao con biết (How did you know?)

Sau những câu nhận xét hoặc trả lời của bé, bạn hãy hỏi bé cái gì đã dẫn bé tới suy nghĩ như vậy.

Ví dụ:

Con nói là trời sắp mưa. Tại sao con lại biết thế?

Con nghĩ là bạn Tom sẽ rất vui. Tại sao con lại nghĩ thế?

Cái này giá tiền là $14.87. Con làm thế nào mà tính ra được như thế?

Con thích chiếc đồng hồ này hơn. Con đã nghĩ gì khi quyết định việc này?

Nếu như bé không chịu trả lời bạn, bạn hãy thử đưa ra suy nghĩ của chính bạn cho bé nghe như là một ví dụ. Sau đó hỏi bé về một việc gì đó bé quan tâm tới, cùng với những câu hỏi và gợi ý, hãy giúp bé nói lên suy nghĩ của mình cho tới khi bé cảm thấy thoải mái nói lên điều đó.

Phương pháp này sẽ giúp bé học cách nghĩ về những suy nghĩ của chính bé (metacognition) và diễn đạt những ý nghĩ này cho người khác một cách rõ ràng. Luyện tập cả 2 kỹ năng này sẽ khuyến khích khả năng hiểu sâu và thói quên suy nghĩ mọi việc tới nơi tới chốn.

Ảnh: Trường MN Song ngữ Kids’Space


2. Đặt những câu hỏi không có câu trả lời đúng (Ask "no right answer" questions)

Tạo thói quen đặt cho bé những câu hỏi mở và không có đáp án chính xác mà chính bạn cũng không hề có câu trả lời sẵn. Ví dụ, thay vì đặt câu hỏi "Con bọ này có bao nhiêu cái chân?", hãy đặt câu hỏi "Con sẽ làm gì nếu như con là một con bọ và có chừng nấy cái chân?"

3. Bố/Mẹ rất vui vì con đã hỏi (Glad you asked)

 

Hãy dạy và khuyến khích bé học cách yêu cầu bạn và những người khác giải thích ý nghĩ của các từ, các câu, các khái niệm mà bé chưa hiểu. Chú ý nên dành cho bé một chút thời gian để bé tự suy nghĩ sau khi bạn gợi ý những câu tương tự như sau.

Mẹ chưa hiểu những gì con vừa nói lắm, mẹ muốn biết chắc là mẹ hiểu rõ ý con. Con có thể nói lại bằng cách khác có được không?

Bố rất mừng là con đã hỏi bố. Bố mong là sau này con sẽ luôn hỏi lại bố như thế nếu như con chưa hiểu rõ ý của bố.

Con có chắc là con hiểu ý nghĩa của từ đó/việc đó không? Nếu con chưa chắc chắn thì nhất định là con nên hỏi lại. Con muốn hiểu rõ mọi chuyện đúng không.

Cách tốt nhất là con nên luôn hiểu rõ câu hỏi trước khi con trả lời.

4. Con nói thêm nữa đi (Say some more)

Tiếp nối những câu nhận xét của bé bằng những câu tương tự như sau để khuyến khích bé suy nghĩ sâu hơn:

Con nói thêm về chuyện đó nữa đi, con còn nghĩ gì nữa?

Con nghĩ thế nào về chuyện đó? Tại sao nó lại tốt/xâu, buồn/vui, đáng sợ hay không?

Chuyện gì có thể xảy ra tiếp theo nhỉ? Con có đoán được không?

Con thích phần nào nhất? Tại sao lại thế?

Mở rộng và đào sâu các ý tưởng không những giúp chúng ta suy nghĩ thêm cẩn thận về chủ đề hiện tại, mà nó con khuyến khích sự quan tâm, sáng tạo và khả năng phân tích.

5. Đó là một cách suy nghĩ rất hay và lý do là ... (That's good thinking and here's why)

Luôn khen ngợi bé khi bé có cách suy nghĩ tốt. Việc khen ngợi quá trình suy nghĩ một cách cụ thể rất quan trọng, hơn là chỉ khen ngợi những suy nghĩ của bé, vào chất lượng của những ý tưởng mà bé nêu ra.

Bố/Mẹ rất ấn tượng khi thấy con dành thời gian ngồi ngẫm nghĩ về quyết định này. Bố/Mẹ rất tự hào về con vì biết bao công sức con đã bỏ vào việc này.

Con có rất nhiều những ý tưởng sáng tạo khi con tưởng tượng mình sẽ làm gì nếu như con là một con bọ. Cách suy nghĩ của con rất hay. 

Ảnh: Trường MN Song ngữ Kids’Space

6. Bố/Mẹ nghĩ như thế này (Here's how I'm thinking)

Nói to thành lời những suy nghĩ của bạn để bé học tập được cách suy nghĩ về những vấn đề khác nhau.

Con làm bố/mẹ nhớ tới lần.... vì nó có một số điểm tương tự như sau....

Mẹ phải quyết định xem tối nấu ăn món gì. Mẹ phải tính xem chuẩn bị các thứ mất bao lâu, trong tủ lạnh đã có sẵn những gì rồi.

Bố thấy vừa nên đi mà lại vừa không nên đi. Bố không muốn phải dạy sớm, nhưng mà bố lại muốn đi câu cá với bác vì lâu lắm bố không gặp bác. Bố phải xem xét các lý do nên đi và không nên đi, xem cái nào quan trọng hơn rồi bố sẽ quyết định.

Con suy nghĩ như vậy rất tốt. Việc này không có một câu trả lời cố định nào cả. Bản thân mẹ thì nghĩ là...

7. Đưa ra những hỗ trợ tạm thời cho trẻ (Provide temporary supports)

- Đưa ra các ví dụ

- Chia nhỏ vấn đề thành những bước nhỏ dễ làm hơn.

- Đưa ra gợi ý và đầu mối.

- Khuyến khích và khen thưởng những lần thành công dù nhỏ.

- Cho trẻ cơ hội có kế hoạch để suy nghĩ.

- Nhắc nhở nhiều lần.

8. Những từ vựng phức tạp

Tạo thói quen cho bản thân dùng những từ phức tạp để bé có cơ hội học từ.

Có phải con nghe mẹ dùng từ đó không? Có phải con tự tìm hiểu ý nghĩa của từ đó không?

Con học từ đó lúc nào vậy? Con thông minh quá!