Phương pháp giáo dục mầm non là một trong những yếu tố cha mẹ quan tâm hàng đầu khi chọn trường cho con. Bởi lẽ, cách dạy ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Thế nhưng mỗi cơ sở giáo dục lại áp dụng một, một số phương pháp khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về các phương pháp giáo dục, từ đó dễ dàng chọn trường gửi trẻ hơn. 

Hiểu về các phương pháp giáo dục mầm non

Phương pháp giáo dục mầm non được hiểu là các chiến lược được ứng dụng trong quá trình hướng dẫn trẻ học tập. Mục đích của nó là hỗ trợ và tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về não bộ, thể chất, nhân cách. Nếu bạn chưa biết cụ thể từng phương pháp giáo dục mầm non là gì, hãy cùng Kid’s Space tìm hiểu ngay sau đây. 

Phương pháp giáo dục mầm non ở Việt Nam là gì?

Phương pháp giáo dục mầm non ở Việt Nam là gì?

Có một thực tế là nhiều ông bà thắc mắc gửi trẻ 1 tuổi đi mầm non thì học được gì? Cô giáo chỉ trông trẻ hay phải dạy dỗ? Thật ra, ngay từ khi mới sinh, các bé đã bắt đầu tham gia những “khóa học đầu đời”. Khoa học đã chứng minh thời gian từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ khám phá thế giới và phát triển. Vì vậy, cha mẹ nên biết dạy trẻ đúng cách để hỗ trợ con tốt nhất. 

Hiểu được “môi trường và bạn bè” là những điều kiện cần giúp con học tập tốt, đa số các cha mẹ cho trẻ học mầm non từ sớm. Tại đây, trẻ được tiếp xúc với nhiều loại giáo cụ, có giáo viên mầm non hỗ trợ học tập bằng các phương pháp giáo dục tiên tiến.

Các phương pháp giáo dục trẻ tốt trên thế giới

Có nhiều phương pháp giáo dục mầm non thế giới được đánh giá cao. Tuy nhiên, mỗi trường ở Việt Nam lại áp dụng những cách khác nhau do nhiều yếu tố. Dưới đây là một số cách giáo dục phổ biến đang được áp dụng.

1. Reggio Emilia

Phương pháp này ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XX (sau chiến tranh), được phát triển bởi Loris Malaguzzi - nhà tâm lý học người Ý. Bản chất của Reggio Emilia là lấy học sinh làm trung tâm. Tờ tạp chí Newsweek của Mỹ từng xếp hạng Reggio Emilia là phương pháp giảng dạy hàng đầu thế giới. 

Ở thời kỳ đầu, bản chất của phương pháp giáo dục này là “ai biết gì, dạy đó”. Tức là trường sẽ tìm những người có kinh nghiệm tốt nhất về một vấn đề để dạy cho trẻ những kiến thức xoay quanh nó. Ví dụ: Người đánh cá sẽ dạy trẻ cách đánh cá, người đan lưới dạy đan lưới cho trẻ…

Ưu điểm: 

Trẻ tích lũy được những kiến thức sát thực tế và tối ưu nhất. Từ đó có thể phát huy khả năng sáng tạo vô tận.

Nhược điểm: 

  • Đối với phương pháp giáo dục mầm non này, người giáo viên ngày nay phải có kiến thức sâu rộng. Thêm vào đó, Giáo viên phải thật sự dày công, có kinh nghiệm và có tình yêu thương rất lớn để hướng dẫn trẻ kiến tạo kiến thức.
  • Với phương pháp Reggio Emilia, kiến thức được tổ hợp không theo nguyên tắc. Vì vậy, rất khó để cấu trúc theo lộ trình bài bản, logic. Vô hình chung nó có thể làm hạn chế khả năng “lập trình tư duy” của con.

2. Phương pháp giáo dục mầm non Montessori

Những năm đầu thế kỷ XX, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori đã đưa ra phương pháp này. Ban đầu, phương pháp giáo dục Montessori được xây dựng cho các đối tượng học sinh bị tự kỷ hoặc có dấu hiệu chậm phát triển. Vì vậy, họ xây dựng một không gian độc lập và tạo hoạt động cho trẻ trong không gian đó. Các học liệu dùng để giáo dục là đồ dùng đồ chơi mô phỏng thực tế. Chẳng hạn như kéo nhựa, dao nhựa…

Các em bé ở Kids'Space tìm hiểu về cây đỗ giá

Ưu điểm: 

  • Giáo viên dễ dàng chủ động chuẩn bị học liệu nhanh chóng với chi phí rẻ.
  • Bé có thể tự chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của mình mà ít có rủi ro.
  • Những đứa trẻ ở nhiều độ tuổi sẽ cùng chơi với nhau một cách độc lập, giúp trẻ có tính cá nhân cao.

Nhược điểm:

  • Không gian độc lập, mang tính mô phỏng nên trẻ ít được tiếp xúc với thực tế đời sống. Khi tham gia hoạt động thực tế, con phải thêm một bước làm quen mới có thể hòa nhập.
  • Hạn chế khả năng tưởng tượng và sáng tạo do học liệu mang tính mô phỏng.
  • Phương pháp Montessori giúp con phát triển tính độc lập cá nhân nhưng lại hạn chế khả năng hình thành ý thức đồng đội, nhóm.

3. Phương pháp giáo dục mầm non hiện đại STEAM 

Đây là một phương pháp giáo dục mới do các chuyên gia Nhật Bản phát triển. Theo đó, trẻ được tiếp xúc sớm với khoa học, kỹ thuật và toán học từ nhỏ. Đối với giáo dục mầm non, STEAM phù hợp với những trẻ đã có nhu cầu về nhận thức xã hội nên thường được áp dụng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Hiện nay, phương pháp STEAM đang trở thành xu hướng giáo dục mới. Bởi lẽ nó tích hợp đầy đủ môn học trong các lĩnh vực khoa học (Science), kỹ thuật (Technology), Công nghệ (Engineering), nghệ thuật (Art), toán học (Math). 

Các bé Kids'Space học chương trình STEAM chuẩn Nhật

Các bé Kids'Space học chương trình STEAM chuẩn Nhật

Phương pháp giáo dục STEAM được đánh giá cao bởi:

  • Nó tích hợp những kiến thức thực tế không thể tách rời trong đời sống hiện tại. 
  • Giúp cân bằng những kiến thức khô khan của khoa học, kỹ thuật nhờ môn nghệ thuật, nâng cao khả năng tư duy logic qua toán học. 
  • Nuôi dưỡng tình yêu thương nhờ bổ sung yếu tố nghệ thuật (khác với phương pháp STEM cũ).

STEAM được xem là một phương pháp giáo dục mầm non đầy đủ kiến thức và sát thực tiễn. Ở phương pháp này, trẻ vẫn được đảm bảo ở vị trí “trung tâm”. Bé chủ động tham gia các trải nghiệm, được hướng dẫn quan sát, thảo luận, đưa ra các câu hỏi. Giáo viên là người dẫn dắt, đưa ra thử thách, giúp các con tự rút ra bài học cho mình. Có thể nói đây là cách dạy giúp con phát triển được rất nhiều kỹ năng từ nhận biết, phân tích, đánh giá, tư duy logic đến giải quyết vấn đề.

4. Phương pháp giáo dục Play-based learning 

Phương pháp giáo dục mầm non Play-based learning được hiểu là “học qua vui chơi”. Cách dạy trẻ này phổ biến từ những năm 2000. Bản chất của nó là mọi bài học đều được biến thành các trò chơi do trẻ dẫn dắt, mang đặc điểm tâm lý của trẻ. Cách dạy này vô hình chung giúp tạo nền tảng cho trẻ phát huy tính ham học, hào hứng khám phá. Qua đó cũng giúp trẻ hình thành kỹ năng xã hội, sự chủ động, tò mò, phát triển ngôn ngữ và tư duy tính toán, óc tưởng tượng.

Ở Play-based learning, giáo viên không lồng ghép nhiệm vụ học tập và “giấu” nó vào trò chơi. Trẻ được tự chọn trò chơi, cách chơi và chơi trong bao lâu. Trẻ không bị “ép buộc” vào một quy tắc nhất định mà có thể tự điều khiển bản thân theo hứng thú của mình.

Ví dụ: Học về số 1

Để giúp con học về số 1, cô đưa cho các con một số củ lạc hoặc bó đũa, quả đỗ… Các con tự do ngồi chơi với những học liệu này. Khi đó, cô có thể gợi ý cho con và cùng con tham gia trò chơi. Ví dụ con lăn hạt lạc từ trên bàn vào hộp. Sau một lúc, các bạn và cô cùng đếm số hạt lăn xuống (1 hạt lạc, 2 hạt lạc, 3 hạt lạc...). Như vậy, con học được khái niệm về “số đếm” và dần dần hình thành ý niệm về số 1 cũng như các con số khác. Đây là nền tảng kiến thức để con học các biểu tượng con số sau này.

Có thể thấy Play-based learning là một phương pháp học tập rất phù hợp với tâm lý phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé ở lứa tuổi lớp nhà trẻ. Vì vậy, khi áp dụng vào thực tế, các bé rất chú tâm vào bài học và lĩnh hội kiến thức hiệu quả.

Phương pháp giáo dục mầm non Play-based learning được hiểu là “học qua vui chơi”

Phương pháp giáo dục mầm non Play-based learning được hiểu là “học qua vui chơi”

5. Bank Street 

Tác giả của phương pháp này là Lucy Sprague Mitchell, tuy nhiên, John Dewey lại có ảnh hưởng lớn đến các triết lý giáo dục trong đó. Bank Street là phương pháp giáo dục mầm non khá giống với định hướng “lấy trẻ làm trung tâm” mà Bộ Giáo dục Đào tạo đề ra. 

Cụ thể, với phương pháp Bank Street, trẻ sẽ chủ động tìm kiếm đối tượng để học. Giáo viên luôn theo sát và xoay quanh hoạt động của đứa trẻ. Ví dụ, khi con chú ý đến cái cây, người giáo viên sẽ giới thiệu cho con về cái cây đó. Họ có thể gợi ý cho con tìm hiểu về từng bộ phận của cây, giúp con học cách tưới nước cho cây… Cho đến khi trẻ ngừng hứng thú với cây thì bài học dừng lại hoặc chuyển sang đối tượng mới.

Ưu điểm:

Cách học này cho phép trẻ thu nạp kiến thức tốt hơn bởi nó tận dụng được thời điểm mà con đang thực sự hứng thú với đối tượng.

Yếu điểm:

  • Con cần được trải nghiệm nhiều để thu nạp kiến thức đa dạng.
  • Giáo viên cần dùng nhiều bài học thực hành để kích thích trẻ khám phá.
  • Cũng giống như phương pháp Reggio Emilia, phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm tạo hứng thú cho con để lập trình bài giảng.

6. Hand on learning (dùng tay để học)

Phương pháp giáo dục mầm non Hand on learning có nghĩa là dùng tay để học. Hiểu về bản chất có nghĩa là con học thông qua các tiếp xúc trực tiếp với vật thật (học qua trải nghiệm). Đây cũng là một cách dạy mới được đánh giá cao về tính phù hợp với trẻ nhỏ.

Bài học ví dụ:

Thông qua bài học tạo hình từ đất sét, trẻ sẽ dùng tay để cảm nhận được đặc điểm của đất sét là “mềm, mịn”. Bằng việc quan sát trực tiếp trẻ biết đất có màu gì. Sau đó, thông qua một hoạt động học tập, chẳng hạn như tạo hình con vật từ đất, trẻ sẽ sáng tạo được nhiều hình dáng con vật khác nhau.

Với kiến thức thực tiễn kiến tạo được từ bài học nặn đất, sau này khi tiếp xúc với những vật tương tự (chẳng hạn cục bột), trẻ sẽ biết cách tư duy nhào nặn tương tự như khi dùng đất sét.

Phương pháp Hand on learning

Phương pháp Hand on learning

Ưu điểm:

Ở phương pháp Hand on learning, trẻ được tiếp xúc và khám phá trực tiếp các vật thật. Vì vậy, các con hình thành kiến thức nhanh và phát huy trí tưởng tượng rất tốt.

Yếu điểm:

Trẻ cần được tham gia nhiều buổi trải nghiệm thực tế với môi trường tự nhiên. Đó là học liệu tốt nhất để trẻ kiến tạo tri thức đồng thời phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng vận động…

So sánh các phương pháp giáo dục mầm non

Nhìn chung, hầu hết các phương pháp đều được áp dụng dựa trên nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm” và giáo viên đóng vai trò hỗ trợ trẻ trong quá trình kiến tạo nhận thức. Tuy nhiên, mỗi cách dạy lại có một số điểm riêng biệt.

  • Reggio Emilia giúp trẻ hình thành khả năng làm việc nhóm, trong khi đó, phương pháp Montessori mang đến khả năng phát triển tính độc lập. 
  • STEAM tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với khoa học kỹ thuật từ sớm thông qua trải nghiệm, tuy nhiên cách này phù hợp với các bé từ 3 tuổi trở lên. 
  • Phương pháp Bank street và Play-based learning thiên về vui chơi. Ở những cách dạy này, trẻ được tạo hứng thú và chủ động khám phá. Tuy nhiên, người giáo viên cần có kỹ năng kích thích trẻ tham gia vào hoạt động và luôn theo sát trẻ trong mọi trải nghiệm thực tế.

Đối với trẻ em Việt Nam, để giúp con phát triển toàn diện, các trường học đã áp dụng nhiều phương pháp giáo dục như trên. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, mỗi thời điểm, mỗi trường, học liệu tự nhiên và chuyên sâu của các bé là khác nhau. Vậy nên trải nghiệm thực tế của các con có thể khác nhau. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về phương pháp giáo dục mầm non mà cha mẹ mong muốn ứng dụng cho con trong quá trình chọn trường cho bé.

Mầm non Kids’Space áp dụng phương pháp giáo dục nào?

Mầm non Kids’Space đang được vận hành bởi đội ngũ giáo viên được đào tạo đầy đủ về chuyên môn. Tại đây, chúng tôi luôn cập nhật những phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến nhất từ các nước và nghiên cứu kỹ lưỡng. Từ đó thiết lập chiến lược giáo dục phù hợp với từng độ tuổi. Đồng thời cập nhật đầy đủ bộ giáo cụ đạt chuẩn để phục vụ nhu cầu học tập của bé.

Những phương pháp giáo dục đang được áp dụng chủ yếu ở Kids’Space cho các độ tuổi là học qua vui chơi (Bank Street), học trải nghiệm trực tiếp (Hand on learning) và lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó, Kids’Space cũng đang áp dụng chương trình STEAM chuẩn Nhật như một môn học độc lập dành cho các bé từ 3 tuổi trở lên.

Kids’Space luôn tuân thủ định hướng “lấy trẻ làm trung tâm” mà Bộ Giáo dục Đào tạo đề ra. Theo đó, trẻ được làm quen văn học, tạo hình, âm nhạc; khám phá môi trường xung quanh, thể chất… mỗi ngày và tích hợp với nhau. Trong mọi trường hợp, trẻ luôn được đồng hành và tôn trọng, dìu dắt. 

Với phương châm “Chơi cùng trẻ để hiểu trẻ. Học cùng trẻ để dạy trẻ”, các giáo viên luôn quan sát, chỉ dẫn và hỗ trợ các con trong suốt thời gian ở trên lớp. 

Phương pháp giáo dục mầm non ởn Kids'Space là gì?

Phương pháp giáo dục mầm non ởn Kids'Space là gì?

Chúng tôi không tập trung vào một phương pháp nhất định. Bằng việc phân tích ưu, nhược điểm của từng cách dạy, đồng thời thấu hiểu mong muốn của cha mẹ, chúng tôi đưa ra những chiến lược giáo dục tổng hợp, trong đó:

  • Giúp trẻ phát huy được cả tính độc lập và tinh thần đồng đội.
  • Cho phép trẻ tự do khám phá thế giới và học cách tự chịu trách nhiệm, tự sửa sai.
  • Rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết thường ngày phù hợp với chuẩn mực đạo đức và thực tế xã hội, thực tiễn môi trường sống.
  • Mang đến cho con cơ hội bộc lộ năng khiếu cá nhân bẩm sinh như ngoại ngữ, âm nhạc, hội họa… 
  • Tạo điều kiện để con được thực hành với những thí nghiệm khoa học từ sớm bằng chương trình STEAM chuẩn Nhật.
  • Mang đến cho con những trải nghiệm chân thật bằng những học liệu tự nhiên và nhiều chương trình dã ngoại thú vị.
  • Giúp con nuôi dưỡng tình yêu thương, kiến tạo giá trị đạo đức từ sớm.
  • Chăm sóc đầy đủ về bữa ăn, giấc ngủ để con phát triển thể chất cùng với quá trình phát triển tư duy…

Hi vọng, những thông tin hữu ích trên đã giúp bố mẹ trả lời được câu hỏi phương pháp giáo dục mầm non nào tốt nhất cho trẻ em Việt. Để tìm hiểu thêm về các phương pháp giáo dục mầm non cũng như giá trị của nó đem lại, cha mẹ hãy cho con trải nghiệm học tập tại Kids’Space nhé!